Tham gia hội nghị: Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội; Ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội; Ông Lê Minh Tuấn; Phó Tổng Giám đốc EVNNPC, Phó Chủ tịch Hiệp hội; Ông Hồ Anh Dũng, Phó Tổng giám đốc EVNHANOI, Phó chủ tịch Hiệp hội; Ông Dương Đức Bổn, Chủ tịch HĐQT Công ty thiết bị điện Sài Gòn, Phó chủ tịch Hiệp hội phụ trách phía Nam; ông Lê Hoàng Anh Dũng, Phó tổng giám đốc, Tổng công ty Điện lực miền Trung cùng các ủy viên thường vụ, các đơn vị thành viên Hiệp hội là Chủ tịch, Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, giám đốc của các đơn vị tham dự Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội đọc bảng báo cáo tổng kết năm 2022 và thông qua bản Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ V và phương hướng nhiệm VI.
Nhiệm kỳ V (2018-2023) là nhiệm kỳ của nền Công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển nếu chúng ta triệt để áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ tin học vào quá trình sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới tư duy của con người để áp dụng khoa học tiên tiến trên thế giới cho nền công nghiệp còn nhiều hạn chế. Một nhiệm kỳ đầy khó khăn và thách thức nhất là tác động ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ đã ảnh hưởng rất nặng nề đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì sản xuất kinh doanh của một số đơn vị thành viên do đứt gãy nguồn cung ứng, thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa. Dịch đã, đang ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của nước ta; ảnh hưởng tới tâm lý người dân trong xã hội, đặc biệt là lực lượng lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa đá..., tình hình biển đông diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động của Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam trong những năm qua gắn liền với sự phát triển chung của đất nước
Đại dịch COVID-19 kéo dài doanh nghiệp phải thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, làm việc online, thực hiện cách ly "4 tại chỗ"; nguyên vật liệu nhập khẩu khó khăn, giá tăng cao; nhiều dự án không triển khai được hoặc bị chậm tiến độ do thiếu vốn và không giải phóng được mặt bằng do các địa phương tập trung chống dịch, thiếu nhân lực thi công. Các đợt bão, lụt liên tiếp trong năm đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất các doanh nghiệp, đời sống của nhân, tiến độ các dự án. Các địa phương ưu tiên tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh nên việc triển khai và phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng triển khai chậm. Nguồn lực thi công tại các công trường bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã với năng lực tài chính, sản xuất còn nhiều hạn chế là đối tượng chịu nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp nhất từ dịch trong tất cả các khâu từ nguyên liệu đầu vào, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp trong nước có sử dụng chuyên gia quản lý, chuyên gia kỹ thuật nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…..) cũng gặp khó khăn trong việc ổn định nhân lực, triển khai sản xuất.
Tuy vậy với sự năng động của lãnh đạo Hiệp hội cộng với sự cố gắng của các đơn vị thành viên, hoạt động của Hiệp hội đã đạt được kết quả tốt, đúng với kế hoạch đã đề ra .
Tiếp nối chương trình quan hệ Quốc tế, trong Nhiệm kỳ V, Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam vẫn duy trì mối quan hệ với Hiệp hội các nhà sản xuất Thiết bị Điện Hàn Quốc Koema, Thái Lan, Singafore, Ấn Độ, Đức và Nhật Bản vv… qua hình thức online khi đại dịch Covid - 19 bùng phát.
Làm việc và giao lưu với đoàn doanh nghiệp và lãnh đạo Hiệp hội ngành dây cáp điện tỉnh Quảng Đông Trung Quốc; Ký biên bản hợp tác với Hiệp hội Philippines và liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội với các doanh nghiệp Philippines; Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thụy Điển – Việt Nam….Gặp gỡ và làm việc với Đại sứ quán Ấn Độ và Hiệp hội Ấn độ.
Đặc biệt nhiệm kỳ V (2018-2023) một số doanh nghiệp thành viên Hiệp hội đã năm bắt cơ hội thị trường áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và cho ra nhiều sản phẩm vật liệu thiết bị điện mới như:
+ Sản phẩm công tơ điện tử thông minh đạt Top 10 sản phẩm Make in Viet Nam, hạng mục sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số. Đây là sản phẩm do đội ngũ kỹ sư EVNCPC tự nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, sản xuất đưa vào sử dụng từ năm 2000 đến nay với 28 chủng loại công tơ điện tử 1 pha, 3 pha, 1 biểu giá, nhiều biểu giá được phát triển. Các sản phẩm đáp ứng tất cả nhu cầu đo đếm điện năng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với tiêu chuẩn đo lường, hợp chuẩn hợp quy của Việt Nam.
+ Sản phẩm trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện đạt Top 10 sản phẩm Make in Viet Nam hạng mục sản phẩm số tiềm năng. Đây là thành quả của đội ngũ các kỹ sư cán bộ kỹ thuật của EVNCPC nghiên cứu chế tạo. Đến nay, Trung tâm Sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung đã triển khai lắp đặt trạm sạc cho 13 Công ty Điện lực thành viên và hợp tác thử nghiệm trạm sạc xe điện kết nối với hệ thống điện mặt trời với Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL). Trạm sạc nhanh cho xe ô tô với các tính năng: nhiều chế độ sạc, sạc song song 2 vòi cùng một lúc, thiết kế theo hướng module hóa, hỗ trợ tiêu chuẩn sạc khác nhau, kết nối cổng thanh toán VNPay, quản lý mạng lưới trạm sạc và trạng thái hoạt động. Trạm sạc xe điện góp phần giảm chi phí nhiên liệu cho người sử dụng xe ô tô; tiết kiệm chi phí khi mua thiết bị ngoại nhập; giảm ô nhiễm môi trường; tạo cơ sở hạ tầng kích cầu cho việc phát triển xe ô tô điện…
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực - thành viên Hiệp hội đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thực hiện tốt chủ đề năm 2021 là "chuyển đổi số trong EVN". Đồng thời đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong năm đã thực hiện 3 đợt giảm giá điện cho nhiều đối tượng khách hàng với tổng số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng và ủng hộ, hỗ trợ các hoạt động phòng chống dịch cho nhiều địa phương và cơ sở y tế với tổng số tiền 574 tỷ đồng.
Công ty CP Dây và Cáp điện Việt Nam CADIVI, cho ra đời 3 sản phẩm mới là; Cáp siêu nhiệt ACCC ruột nhôm lõi composite; Dây đôi mềm oval, cách điện và vỏ PVC 90 độ C không chì; Cáp năng lượng mặt trời.
Công ty CP Cáp điện Thịnh Phát sản xuất 4 sản phẩm mới như: Dây nhôm siêu nhiệt lõi composit ACCA; Cáp tổn thất thấp LL-ACSR.; Cáp mềm chịu nhiệt 1100C; Cáp bọc nylon; Nhựa FR-PVC 75.
Tập đoàn Tuấn Ân đã giới thiệu bốn sản phẩm mới là các thiết bị thông minh, áp dụng những công nghệ hiện đại và giải pháp tối ưu cho ngành điện gồm; Máy cắt phụ tải chân không 24-35kV có dao cách ly; Cầu dao cách ly ngoài trời và điều khiển từ xa; Thiết bị giám sát và cảnh báo sự cố máy biến thế; Tủ hợp bộ hạ thế kiểm soát máy biến thế và điều khiển từ xa.
LS VINA Cable & System đã được trao hợp đồng cho dự án Cupertino Hummingbird tại Hoa Kỳ
……….
Tham gia đóng góp các văn bản pháp luật, làm tốt chức năng đại diện cho doanh nghiệp, góp ý các văn bản do phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Bộ tài chính và các bộ, ban, ngành liên qua chủ trì….
Với những kết quả đã đạt được Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam và các Hội viên đã lấy đó để phát huy và đưa ra các phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ VI.
Trong buổi họp các đại biểu tham dự và các phó chủ tịch Hiệp hội đã thảo luận đưa ra nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho nhiệm kỳ tới và nhất trí cao với bản Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ V (2018-2023) và phương hướng triển khai công tác nhiệm kỳ VI (2023 – 2028) của Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức vào giữa tháng 7/2023 tại Hà Nội.
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm
|